29/04/2025 09:43 CH
Cuộc Thi Trực Tuyến “Đoàn Viên Thanh Niên, Học Sinh, Sinh Viên Tìm Hiểu Pháp Luật” Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng Năm 2024

Thông báo

THÔNG BÁO KẾT QUẢ CUỘC THI TRỰC TUYẾN “ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2024 (Đợt thi từ ngày 02/12/2024-13/12/2024) In trang
19/12/2024 04:23 CH

 I. Đáp án: Câu 1.D; Câu 2.A; Câu 3.A; Câu 4.C; Câu 5.B; Câu 6.D; Câu 7.D; Câu 8.B; Câu 9.D; Câu 10.A.

 - Tổng số lượt dự thi: 32.770 lượt.

 - Tổng số người dự thi: 25.094 người.

- Tổng số lượt trả lời đúng 10 câu hỏi: 13.099 lượt.

II. Kết quả đợt thi:

  1. Giải nhất: 01 giải

- Ông Trần Đăng Thịnh, số 63 Tôn Thất Tùng, Phường 8, thành phố Đà Lạt với số dự đoán: 32.771 vào lúc 09 giờ 24 phút 58 giây, ngày 02/12/2024.

2. Giải nhì: 02 giải

- Ông Nguyễn Trần Long Nhật, Trường THPT LangBiang, huyện Lạc Dương với số dự đoán: 32.769 vào lúc 15 giờ 46 phút 19 giây, ngày 03/12/2024.

- Bà Đào Nguyễn Ngọc Trâm, Trường THPT Bảo Lộc – Lớp 11A1, thành phố Bảo Lộc với số dự đoán: 32.769 vào lúc 19 giờ 56 phút 31 giây, ngày 08/12/2024.

3. Giải ba: 03 giải:

- Bà Phạm Quỳnh Như, Trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng với số dự đoán: 32.764 vào lúc 12 giờ 28 phút 23 giây, ngày 08/12/2024.

- Bà Nguyễn Thị Thủy Tiên, Trường THCS Triệu Hải, huyện Đạ Huoai với số dự đoán: 32.830 vào lúc 09 giờ 54 phút 53 giây, ngày 06/12/2024.

- Bà Ka Dịu, Trường TH&THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Bảo Lâm với số dự đoán: 32.854 vào lúc 21 giờ 20 phút 43 giây, ngày 05/12/2024.

4. Giải khuyến khích: 03 giải

- Bà Đỗ Ngọc Hoài Thương, Trường THPT Bảo Lộc – Lớp 11A3, thành phố Bảo Lộc với số dự đoán: 32.578 vào lúc 21 giờ 16 phút 29 giây, ngày 03/12/2024.

- Bà Ka Dồm, Trường TH&THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Bảo Lâm với số dự đoán: 32.546 vào lúc 11 giờ 57 phút 12 giây, ngày 05/12/2024.

- Bà Ka Loan, Trường THCS&THPT Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm với số dự đoán: 32.541 vào lúc 19 giờ 59 phút 59 giây, ngày 04/12/2024.

Bộ câu hỏi và đáp án (02/12/2024-13/12/2024):

Câu 1. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021?

 A. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể.

D. Cả A, B, C. (Điều 5, Luật Phòng, chống ma túy 2021)

Câu 2. Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP?

A. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tịch thu ma túy. (Khoản 1, Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP)

B. Phạt cảnh cáo.

C. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

D. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Câu 3. Theo Luật Thanh niên năm 2020: “Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” là?

A. Trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân. (Khoản 5, Điều 15 Luật Thanh niên)

B. Trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc.

C. Trách nhiệm của thanh niên đối với Nhà nước.

D. Trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội.

Câu 4. Theo Luật Thanh niên năm 2020: “Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc” là?

A. Trách nhiệm của thanh niên đối với Nhà nước.

B. Trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội.

C. Trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc. (Khoản 3, Điều 12 Luật Thanh niên)

D. Trách nhiệm của thanh niên đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 5. Theo Luật Giáo dục năm 2019, "Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh" là:

A. Mục tiêu của giáo dục phổ thông.

B. Phương pháp giáo dục phổ thông. (Khoản 3 điều 30)

C. Chương trình giáo dục phổ thông.

D. Nội dung giáo dục phổ thông.

Câu 6. Theo quy định tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, biện pháp nào sau đây giúp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường?

A. Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

B. Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể.

C. Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

D. Cả A, B, C. (Khoản 2 Điều 6, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP)

Câu 7. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012?

A. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

B. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

C. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

D. Cả A, B, C. (Điều 9, Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá)

Câu 8. Đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá thì bị phạt như thế nào theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (Khoản 1, điều 29 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP).

C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng.

Câu 9. Luật Bình đẳng giới năm 2006  quy định như thế nào về nguyên tắc bình đẳng giới?

A. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

B. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

C. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

D. Cả A, B, C. (Điều 6 Luật Bình đẳng giới)

Câu 10. Nội dung nào sau đây là bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Luật Bình đẳng giới năm 2006?

A. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. (Điều 14 Luật Bình đẳng giới)

B. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

C. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

D. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Lượt xem: 177